Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Vị trí tiêm và quy trình thực hiện – Hello Bacsi
Through this article kienthucykhoa.edu.vn would like to share with you information and knowledge about Iv là tiêm gì hottest synthesized by Medical Knowledge
Cơ vùng sau của mông
Vùng cơ sau của mông (dorsogluteal muscle) là vị trí tiêm chích khá phổ biến, tuy nhiên, do khả năng gây tổn thương cho dây thần kinh tọa, nên bác sĩ có xu hướng lựa chọn vị trí cơ vùng sau ngoài của mông hơn. VỊ trí tiêm này rất khó cho người bệnh tự tiêm và không được khuyến cáo lựa chọn.
Trẻ sơ sinh và trẻ em có độ tuổi từ 2 tuổi trở xuống thường được tiêm ở vùng cơ đùi. Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể chọn tiêm vùng cơ delta hoặc cơ đùi.
Thận trọng
Những điều bạn cần biết trước khi tiêm bắp
Trước khi quyết định tiêm, bạn cần xem xét các trường hợp như:
Chỉ định
Các dung dịch thuốc được sử dụng để tiêm bắp thường là những dung dịch đẳng trương (*) bao gồm:
- Dung dịch thân dầu
- Thuốc không thể tiêm tĩnh mạch
- Dung dịch thuốc chậm tan, gây đau
- Hầu hết các loại thuốc tiêm mô liên kết dưới da trừ cafeine
- Thuốc dễ kích thích hoặc hiệu quả chậm khi tiêm dưới da
(*) Đẳng trương là môi trường nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào. Nồng độ các chất khuếch tán thụ động vào và ra khỏi tế bào là như nhau nên tế bào không bị tình trạng co rút hoặc vỡ ra.
Chống chỉ định
Những thuốc có khả năng gây hoại tử mô cơ bao gồm calci clorua, ouabain…
Lựa chọn ống tiêm
Người thực hiện tiêm bắp cần được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật tiêm thích hợp. Kích thước kim tiêm và vị trí tiêm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi, kích cỡ của người nhận thuốc, hàm lượng và loại thuốc. Người thực hiện tiêm sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về việc loại kim và ống tiêm nào phù hợp.
Loại kim tiêm bắp phải có độ dài vừa đủ để đến phần cơ mà không ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu bên dưới. Thông thường, kim có độ dài nên từ 2,54cm – 3,81cm cho người lớn và nhỏ hơn đối với trẻ em.
Để chọn kim phù hợp, bạn hãy kiểm tra trên bao bì có ghi rõ các thông số:
- 14G (màu cam): Dùng trong cấp cứu chấn thương nặng.
- 16G (màu xám): Dùng trong chấn thương, phẫu thuật, truyền nhiều loại dịch truyền và lượng dịch lớn.
- 18G (màu xanh lá): Để truyền máu, truyền lượng dịch lớn.
- 20G (màu hồng): Dùng trong bơm thuốc, truyền dịch…
- 22G (màu xanh dương): Dùng cho người bệnh hóa trị, tĩnh mạch nhỏ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.
- 24G (màu vàng): Dùng cho người bệnh tĩnh mạch nhỏ và mỏng.
Ống tiêm gồm có 3 bộ phận chính bao gồm: kim tiêm, ống chứa và pít-tông. Ống chứa có vạch chia theo cc hoặc ml có số cạnh bên. Pít-tông dùng để rút thuốc vào và đẩy thuốc ra khỏi ống chứa.
Quy trình tiêm bắp
Cách tiêm bắp an toàn nên tuân thủ theo 9 bước sau:
Bước 1: Rửa tay
Bạn hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Đồng thời hãy nhớ rửa kỹ giữa các ngón tay, trên mu bàn tay và dưới móng tay.
Bước 2: Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Những đồ vật bạn cần chuẩn bị trước khi thực hiện bao gồm:
- Cồn
- Miếng gạc
- Găng tay y tế
- Kim, ống tiêm và thuốc
- Hộp đựng đồ vật sắc nhọn
Bước 3: Xác định vị trí tiêm
Đầu tiên, bạn hãy kéo phần da vị trí tiêm giữa hai ngón tay để cách ly phần cơ và vị trí sẽ tiêm. Người được tiêm thuốc nên có một tư thế thoải mái và giữ cho cơ bắp được thư giãn.
Bước 4: Làm sạch chỗ tiêm
Bạn nên làm sạch vị trí tiêm bằng tăm bông hoặc bông gòn y tế và để da khô thoáng.
Bước 5: Chuẩn bị lấy thuốc
Nếu sử dụng loại thuốc tiêm đa liều, bạn hãy lưu ý về thời điểm lọ thuốc được mở lần đầu tiên. Nút cao su nên được làm sạch bằng bông cồn. Sau khi gắn kim tiêm vào ống tiêm, bạn hãy kéo pít-tông để làm đầy ống tiêm với không khí đến liều mà bạn sẽ tiêm. Bạn cần thực hiện điều này do lọ thuốc đã được hút chân không nên bạn cần thêm một lượng không khí bằng nhau để điều chỉnh áp suất, hạn chế tình trạng khó rút thuốc hay thuốc bị đẩy ra khỏi ống tiêm.



Bước 6: Kiểm tra vị trí tiêm
Các bước kiểm tra vị trí tiêm bao gồm:


Bước 7: Tiêm thuốc
Bạn hãy đẩy pít-tông từ từ để tiêm thuốc vào cơ bắp. Điều này do thuốc cần có không gian lấp đầy trong cơ, và mô xung quanh sẽ phải giãn ra để tiếp nhận dung dịch thuốc bơm vào. Bạn nên tiêm chậm để có thời gian cho cơ giãn ra và giảm đau cho người bệnh. Tốc độ tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây.
Bước 8: Rút kim ra khỏi người
Bạn hãy rút kim nhanh chóng và ở cùng góc với lúc đâm vào. Sau đó bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
Bước 9: Băng dán vị trí tiêm
Bạn hãy sử dụng một miếng gạc để đè nhẹ vào vị trí tiêm. Bạn cũng có thể xoa bóp khu vực vừa tiêm để giúp thuốc được hấp thụ vào cơ bắp. Thông thường người được tiêm có thể bị chảy máu nhẹ, có thể được xử lý bằng cách đè áp lực trong 30 giây hoặc cho đến khi không thấy chảy máu ra nữa. Đồng thời có thể dùng băng dán cá nhân nếu cần thiết.
Điều gì xảy ra sau khi tiêm bắp?
Sau khi tiêm bắp, bạn có thể trải qua một số triệu chứng khó chịu, nhưng hầu hết đều là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng và cần sự chăm sóc y tế bao gồm:
- Ngứa ran hoặc tê
- Xuất huyết kéo dài
- Đau dữ dội tại chỗ tiêm
- Sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu
- Đỏ, sưng hoặc nóng ở chỗ tiêm
- Có dấu hiệu chảy dịch tại chỗ tiêm
- Dấu hiệu phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở hoặc sưng mặt
Một số tai biến có thể gặp phải sau khi tiêm bắp
Các tai biến khi tiêm bắp có thể đến từ những nguyên nhân như:
- Gãy, cong kim: Xảy ra do người bệnh giãy giụa hoặc thao tác kỹ thuật tiêm bắp sai.
- Đâm dây thần kinh hông to: Do không xác định đúng vị trí tiêm bắp trên mông, đùi,…dẫn đến tiêm sai vị trí, góc đâm không vuông góc với mặt da.
- Gây tắc mạch: Do tiêm thuốc dạng dầu hoặc nhũ tương vào mạch máu.
- Áp xe: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn hoặc dung dịch thuốc khó tan, dạng dầu.
- Tổn thương da: Do tiêm những thuốc gây hoại tử mô (thuốc chống chỉ định trong tiêm bắp) như calci clorua.
- Sốc phản vệ: Do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật tiêm bắp, vị trí tiêm, quy trình tiêm cũng như những rủi ro tai biến có thể xảy ra. Đây là kỹ thuật tiêm đòi hỏi người thực hiện cần được đào tạo kỹ nhiều quy trình từ vệ sinh đến thao tác kỹ thuật. Do đó, bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà nếu thiếu chuyên môn y tế nhé!