Nhảy dây có tác dụng gì? 9 tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe
Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Nhảy dây là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
4. Nhảy dây có tác dụng gì? Giúp tăng mật độ xương
Nhảy dây hàng ngày có tốt không? Có! Nhảy dây ở cường độ trung bình kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh về xương và tim mạch.
- Tiến sĩ Daniel W. Barry – Phó giáo sư Y khoa của Đại học Colorado (Denver, Mỹ ) là nhà nghiên cứu về xương của người lớn tuổi và các vận động viên. Ông đã chỉ ra rằng bài tập tốt nhất và đơn giản nhất để tăng cường mật độ xương đó là nhảy lên và xuống. Ngoài ra, bài tập nhảy dây còn không làm ảnh hưởng tới các khớp xương của bạn như chạy bộ.
- Theo tờ The New York Time, nghiên cứu tại Nhật cho thấy: những con chuột được cho nhảy lên xuống 40 lần/tuần có sự tăng trưởng lớn trong mật độ xương của chúng sau 24 tuần. Để duy trì kết quả này, chúng chỉ cần tiếp tục nhảy từ 20-30 lần mỗi tuần tiếp sau đó.
Lưu ý: Nếu bạn đã từng bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập nhảy dây.
5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Lợi ích của việc nhảy dây là gì? Theo Cao đẳng Y khoa Thể thao của Mỹ, việc nhảy dây có tác dụng lớn tới phổi và tim mạch. Để cải thiện sức khỏe của phổi và tim mạch, chúng ta được khuyến cáo cần nhảy dây 3-5 lần một tuần, mỗi lần từ 12-20 phút.
- Khi bạn nhảy dây, nhịp tim của bạn sẽ được đẩy lên cường độ đập cao hơn bình thường.
- Các bài tập cường độ cao được chứng minh là giúp tim khỏe hơn và giảm các nguy cơ bị đột quỵ cũng như mắc các bệnh về tim mạch khác.
6. Nhảy dây có tác dụng gì? Tăng cường khả năng hít thở
Nhảy dây có tác dụng gì? Bên cạnh việc cải thiện sức khỏe tim mạch và sức chịu đựng của cơ thể, nhảy dây còn giúp bạn thở một cách hiệu quả.
- Bạn sẽ thấy rõ ràng việc duy trì hơi thở của mình sẽ tốt hơn sau khi tập nhảy dây lâu dài.
- Bạn sẽ không còn hụt hơi khi phải chạy lên xuống cầu thang hay bơi vài vòng quanh hồ nữa.
7. Tác dụng của nhảy dây giúp bạn thông minh hơn
Nhảy dây có tác dụng gì? Việc nhảy dây giúp hoàn thiện sự phát triển của bán cầu não trái và phải. Do đó, nó giúp chúng ta tăng nhận thức, cải thiện khả năng đọc, tăng cường trí nhớ và các giác quan.
- Khi chúng ta nhảy lên và xuống, cơ thể và trí óc cần có những điều chỉnh đối với các cơ bắp thần kinh để theo kịp các sự không cân bằng của cơ thể diễn ra do việc nhảy dây không ngừng.
- Từ đó, nhảy dây sẽ giúp chúng ta tăng cường phản xạ, sự phối hợp của cơ thể, mật độ xương cũng như sức chịu đựng của cơ bắp.
>>> Gợi ý cho bạn: 5 bài tập Pilates tại nhà giúp bạn giảm cân
8. Lợi ích của nhảy dây: Cải thiện khả năng giữ bình tĩnh
Nhảy dây có tác dụng gì? Khi bạn vừa vận động cơ thể vừa sử dụng trí óc liên tục sẽ giúp cho cơ thể và tâm trí của bạn bình tĩnh dễ hơn. Do đó, khi đương đầu với các sự việc trong cuộc sống, bạn có thể trầm tĩnh xử lý vụ việc hơn so với những người không thực hiện bài tập nhảy dây.
9. Tác dụng của nhảy dây hàng ngày giúp bạn cải thiện tâm trạng
- Bạn có thể dễ dàng mang sợi dây nhảy đi bất kỳ nơi đâu, dù là đi học, đi cắm trại hay đi làm.
- Bạn có thể nhảy dây khởi động trước một trận bóng hoặc giãn cơ sau khi vận động mạnh.
- Bạn có thể học các bước nhảy khác nhau như nhảy đôi, nhảy chéo, nhảy nhanh, nhảy chậm… để có thêm niềm vui.
- Nếu đã chán việc nhảy dây một mình, bạn cũng có thể tổ chức những cuộc cạnh tranh nho nhỏ với người thân và bạn bè về khả năng nhảy dây của mình, để động lực giúp bạn chăm tập hơn
>>> Đọc thêm: Vóc dáng đẹp hơn chỉ với nhảy dây
Hướng dẫn nhảy dây đúng cách
Sau khi tìm được giải đáp cho nhảy dây có tác dụng gì, bạn có thể tham khảo cách nhảy dây đúng cách:
- Bước 1: Nhảy bằng 2 chân: Đứng thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, hai chân chụm lại và nhảy bằng mũi chân
- Bước 2: Nhảy thay thế chân: Di chuyển chân lên sàn sau khi sợi dây nhảy xuống sàn
- Bước 3: Nhảy nâng cao chân: Độ cao cách mặt đất khoảng 3-5 cm, sau đó nhảy nâng cao tạo 1 góc 90 độ
- Bước 4: Nhảy một chân với nhịp điệu: Thực hành chân phải trước liên tục 8 – 10 lần, rồi đổi chân
- Bước 5: Nhảy lâu dài: Chia nhỏ thành 2-3 hiệp nhảy, mỗi hiệp nhảy 25 cái, nghỉ 1-2 phút và tiếp tục lặp lại.
Những lưu ý khi thực hiện tập thể dục nhảy dây hằng ngày
Cách chọn dây nhảy phù hợp
Nhảy dây là bài tập cardio phổ biến. Để bắt đầu một bài tập nhảy dây, bạn cần có dây nhảy phù hợp.
- Dây bằng nhựa: Thông thường các phòng gym sẽ có những sợi dây nhảy bằng nhựa. Loại dây nhảy này nhẹ và dễ dàng cho các bài tập nhảy nhanh.
- Dây nặng hơn: Bạn cũng có thể lựa chọn loại dây nặng hơn, miễn là thấy phù hợp.
Để đo chiều dài dây:
- Bước 1: Bạn giẫm chân lên ngay giữa dây,
- Bước 2: Hai tay cầm hai đầu dây kéo căng tới khoảng ngang vai là vừa tầm. Nếu dây dài hơn sẽ gây vướng khi bạn nhảy.
- Bước 3: Bạn có thể cắt bớt dây nếu cần. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi cắt.
An toàn khi nhảy dây
Sau khi có sợi dây phù hợp, bạn cần có một mặt phẳng an toàn để có thể thực hiện bài tập:
- Bạn có thể nhảy trên tấm thảm yoga hoặc là sàn xi-măng.
- Đảm bảo quanh đó không có những viên đá hoặc vật nhỏ có thể gây hại cho bạn khi dây quật trúng khiến chúng văng lung tung.
- Bạn nên mang giày thể thao để tránh những tác động không tốt tới chân và bàn chân.
>>> Đọc thêm: Nhảy dây vào thời điểm nào là tốt nhất để giảm cân và rèn luyện sức khỏe?
Nhảy dây là một bài tập dễ dàng và tiết kiệm nhưng lại mang đến rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bài tập này có thể thực hiện bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, chỉ cần chúng ta có một sợi dây nhảy là được. Khi đã biết nhảy dây có tác dụng gì cho sức khỏe, bạn còn chờ gì mà không tận dụng tác dụng của nhảy dây hàng ngày và tập ngay?