Wiki
Khái niệm phản quang là gì? Cấu tạo và ứng dụng – haled store
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Phản quang là gì hot nhất được tổng hợp bởi Kiến Thức Y Khoa
Phản quang là gì? Phản quang được cấu tạo như thế nào? Sau đây, HALED STORE sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về phản quang là gì qua bài viết dưới đây. Đồng thời, bật mí các hiện tượng quang phổ biến nhất trong cuộc sống mà bạn cần biết.
1. Phản quang là gì?
1.1 Khái niệm phản quang
- Phản quang là hiện tượng phản xạ lại ánh sáng tới.
- Khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn thì vật có phủ phản quang sẽ phát huy tác dụng giúp cho con người có thể quan sát vật đó từ xa một cách dễ dàng hơn.
1.2 Thành phần cấu tạo
Màng phản quang
- Chất tạo màng phản quang là nhựa Polyol của hãng Cytec, Mỹ có hàm lượng chất không bay hơi 65%; hàm lượng nhóm OH 4,5%; chỉ số nhóm OH 150; đương lượng nhóm OH 378.
- Poly Izoxianat của hãng HanSon group, Mỹ với hàm lượng nhóm NCO 22%; hàm lượng phần rắn 100%; đương lượng nhóm NCO, 192 g/đương lượng.
Bột phản quang
- Gồm bột màu và bột độn với bột màu titan oxit, bột độn bari sunfat và canxi cacbonat.
Phụ gia
- Phụ gia phân tán BM-1: là hợp chất copolyme có khối lượng phân tử lớn của hãng BYK, Đức với khối lượng riêng: 1,03 g/cm3; Hàm lượng rắn: 43 %; Chỉ số amin: 13 mg KOH/g.
- Phụ gia phân tán BM-2 : là hợp chất polime không bị ion hóa của hãng Cytec, Mỹ, với ngoại quan: lỏng, màu nâu nhạt; Hàm lượng rắn: 50 %; Độ nhớt: 2000 mPa.s; Khối lượng riêng: 1,05 g/ml.
Phụ gia chống tia tử ngoại
- Sử dụng chất ổn định ánh sáng amin UV-1 của hãng Ciba, Thụy Sĩ với hàm lượng chất hoạt động: 100%; Hàm lượng sử dụng: 0.5 – 2.0%.
1.3 Ứng dụng
- Đinh phản quang: có tác dụng trợ giúp các vạch sơn kẻ trên mặt đường. Làm nổi bật vào ban đêm giúp các đối tượng tham gia giao thông có thể nhận biết làn đường một cách dễ dàng hơn.
- Biển báo giao thông phản quang: tránh những sai lầm không đáng có khi tham gia giao thông trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Cọc tiêu giao thông: thường có phủ lớp phát quang bên ngoài, vì vậy sẽ giúp người nhìn có thể quan sát từ phía xa.
- Ốp góc cột phản quang: vừa tránh được va chạm khi di chuyển vừa cảnh báo người lái xe vào ban đêm.
2. Khái niệm khác liên quan đến phản quang
2.1 Chất phản quang
- Chất phản quang là những chất có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt.
- Những vật được phủ chất phản quang sẽ nổi bật khi có ánh sáng chiếu tới.
2.2 Màu phản quang
- Màu phản quang là những loại màu có chứa chất phản quang.
- Những vật được sơn màu phản quang sẽ có khả năng phản quang.
2.3 Phản quang điện thoại là gì?
- Lớp lót màn hình điện thoại được cấu tạo như nhiều lớp tráng gương có nhiệm vụ phản chiếu ánh sáng ra bên ngoài gọi là phản quang điện thoại.
2.4 Áo phản quang
- Áo phản quang là những loại áo được làm từ chất liệu phản quang.
- Áo được làm bằng chất liệu có tính bắt sáng được khảm ở 1 số vị trí trên trang phục.
2.5 Sơn phản quang
- Sơn phản quang là loại sơn chứa các chất tạo màng phản quang.
- Khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn, vật được phủ “sơn phản quang” sẽ phát huy tác dụng giúp cho người từ xa dễ dàng quan sát hơn.
3. Các hiện tượng quang mà bạn cần biết
3.1 Phát quang là gì?
Khái niệm phát quang
- Hiện tượng phát quang là hiện tượng một chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
- Ví dụ: Khi ta chiếu một chùm tia sáng kích thích vào dung dịch Fluorescein đựng trong nghiệm thì sẽ khiến cho Fluorescein màu vàng nhạt chuyển sang màu xanh lục.
Phân biệt phản quang và phát quang
Phản quang
Phát quang
- Phản xạ lại ánh sáng tới
- Màu sắc vật thể không thay đổi
- Hấp thụ ánh sáng màu này và phát ra ánh sáng màu khác
- Màu sắc vật thể thay đổi.
3.2 Dạ quang là gì?
Khái niệm dạ quang
- Dạ quang (lân quang) là hiện tượng quang phát quang của chất rắn với đặc điểm ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.
- Ví dụ: Sơn dạ quang tự phát sáng trong đêm
Dạ quang và phản quang khác nhau như thế nào?
Phản quang
Dạ quang
- Cần nguồn sáng chiếu tới
- sự rơi về trạng thái cũ của electron gần như là tức thì, khiến photon được giải phóng ngay.
- Tự sáng lên trong bóng tối mà ko cần bất kỳ nguồn sáng nào
- electron quay trở về trạng thái cũ, kèm theo nhả ra photon rất chậm rãi
3.3 Huỳnh quang là gì?
Khái niệm huỳnh quang
- Huỳnh quang là hiện tượng phân tử hấp thụ ánh sáng và sáng nổi bật hơn.
- Ánh sáng huỳnh quang bị tắt rất nhanh khi tắt ánh sáng kích thích.
- Ánh sáng huỳnh quang có ánh sáng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
- Ví dụ: bóng đèn huỳnh quang
Bột huỳnh quang là gì, có tác dụng gì?
- Bột huỳnh quang là một loại chất có dạng bột, màu trắng, có tính chất phát quang tốt.
- Bột huỳnh quang được dùng làm thành phần chính trong các bóng đèn huỳnh quang. Có tác dụng phát ra ánh sáng mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi được tia tử ngoại kích thích.
Phân biệt giữa huỳnh quang và phản quang
Phản quang
Huỳnh quang
- Phản xạ lại ánh sáng tới
- Hấp thụ ánh sáng và sáng nổi bật hơn.
Vậy các thắc mắc liên quan đến phản quang là gì và các hiện tượng quang phổ biến chúng tôi đã giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với HALED STORE qua hotline: 033 259 9699 để được tư vấn miễn phí.