Biện pháp tương phản đối lập là gì? – giuphoctot.com
Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Phép tương phản là gì hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Một trong những biện pháp tu từ từ vựng ít được các em học sinh chú ý và phân biệt được trong các câu thơ, câu văn là biện pháp tương phản đối lập. Vậy phép tu từ tương phản, đối lập là gì? Nó có những tác dụng nào? Hãy cùng giuphoctot.com tìm hiểu qua bài viết này nha.
Khái niệm biện pháp tương phản đối lập
a – Khái niệm phép tương phản đối lập là gì
Tương phản đối lập là biện pháp tu từ bằng cách sử dụng những từ ngữ đối lập, tương phản nhau về nghĩa, những từ trái nghĩa nhau, trái ngược nhau hoàn toàn với mục đích là tăng hiệu quả sự diễn đạt, tăng sự gợi hình, gợi cảm cho văn bản.
Không phải lúc nào việc sử dụng những từ ngữ tương phản nhau đều mang lại tác dụng diễn đạt cao mà chúng ta cần lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và nội dung văn bản một cách hợp lý.
b – Tác dụng phép tương phản đối lập
- Vì tương phản đối lập là một biện pháp tu từ nên nó có tác dụng chính là tăng hiệu quả cho sự diễn đạt trong văn bản.
- Nó còn có tác dụng để so sánh, đánh giá những hình ảnh trái ngược nhau và làm nổi bật một hình ảnh có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
- Sự tương phản – đối lập có thể giúp người đọc, người nghe hình dung được đâu là điều đúng, điều sai trong văn bản.
c – Ví dụ phép tương phản đối lập
Ví dụ 1: Gần mực thì đen – gần đèn thì sáng. Những hình ảnh tương phản nhau là “đen – sáng” ý muốn nói con người nếu muốn học những điều hay lẽ phải thì nên chọn đúng bạn mà chơi.
Ví dụ 2: O du kích nhỉ giương cao súng – Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng – Anh hùng đâu phải cứ mày râu
Các cặp từ tương phản đối lập là “nhỏ – lênh khênh, giương cao súng – bước cúi đầu” câu thơ trên có nghĩa là thể hiện sự hiên ngang, sự dũng cảm của cô du kích nhỏ khi đối mặt với kẻ thù là những người lính Mỹ cao to.
Ví dụ 3: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao. Các cặp từ tương phản đối lập nhau là “ta dại – người khôn, vắng vẻ – lao xao”
Lưu ý: Biện pháp tu từ tương phản đối lập có nhiều nét giống với phép tu từ so sánh nhưng nếu các em phân tích kỹ nghĩa trong câu sẽ có sự khác nhau về cách sử dụng câu, từ và ý nghĩa.
Nếu trong đề bài thi có đáp án là cả 2 phép tu từ này thì chúng ta nên chọn cả hai hoặc nếu đáp án cho chỉ một trong hai phép tu từ này thì các em có thể chọn ngay 1 trong 2 phép tu từ này để có thể đạt được điểm số tuyệt đối.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp tương phản đối lập trong tiếng Việt mà các em cần nắm vững và áp dụng khi gặp trong các đề thi kiểm tra sắp tới nha.