Wiki

Những điều căn bản về pháp môn Tịnh Độ & trợ niệm lúc lâm chung

Invite you to see the general list Tịnh độ là gì hottest currently voted by users

1. Tịnh độ là đối với uế độ mà thành lập

b. Chánh báo và y báo cõi Tịnh độ

Chánh báo trang nghiêm

Y báo trang nghiêm

Đây cũng chỉ là một phần y báo nơi cõi Cực Lạc thù thắng, nếu nói rộng ra thì đến muôn ngàn lời, nay tóm lược về phần y báo như sau:

Theo kinh Đại Bổn nói khái lược có ba, kinh Quán Vô Lượng Thọ chi tiết chia làm chín. Tuy số lượng có khác nhau nhưng ý nghĩa vẫn không khác, nay tóm tắt trình bày như sau:

Hạng thượng căn là những chúng sinh xuất gia ly dục thanh tịnh, nhờ đọc tụng Đại thừa, hiểu sâu chân lý tuyệt đối, rộng tu các công đức. Tùy vào khả năng tu chứng chia ra làm ba phẩm: Thượng phẩm Thượng sinh, Thượng phẩm Trung sinh và Thượng phẩm Hạ sinh.

Hạng trung căn là những chúng sinh phụng trì trai giới, hồi hướng công đức, hiếu dưỡng cha mẹ, tu các nhân lành ở đời, chuyên niệm danh hiệu Phật. Tùy vào khả năng tu chứng chia ra làm ba phẩm: Trung phẩm Thượng sinh, Trung phẩm Trung sinh và Trung phẩm Hạ sinh.

Hạng hạ căn là những chúng sinh biết sám hối tội lỗi sau khi đã lỡ lầm, biết tinh tấn tu theo phép thập niệm. Tùy theo khả năng tu chứng chia ra làm ba phẩm: Hạ phẩm Thượng sinh, Hạ phẩm Trung sinh và Hạ phẩm Hạ sinh.

Phẩm vị tu chứng cũng được thể hiện rõ ràng theo quy luật nhân quả. Nay theo kinh Quán Vô Lượng Thọ lược thuật như sau:

Thượng phẩm thượng sinh

Hạ phẩm thượng sinh

Hạ phẩm trung sinh

Tín chính là cửa ngõ để vào đạo giải thoát.Không có niềm tin chắc chắn không thành tựu được việc gì. Người thế gian kinh doanh buôn bán quan trọng vẫn là tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Sự ngờ vực sẽ dẫn đến chia rẽ, khoảng cách, bất hòa, nghi kỵ, là nguyên nhân gia đình đổ vỡ, xã hội bất an, thế giới chiến tranh loạn lạc.

Phật Thích-ca Mâu-ni là đức Phật của lịch sử, điều này đã được minh chứng.Lời dạy của Ngài vẫn còn vẹn nguyên giá trị và ảnh hưởng lớn trong đời sống hiện tại.Người quân tử lấy sự thật làm thước đo giá trị đạo đức ở đời, còn Thế Tôn là bậc đại Thánh trong các hàng Thánh há nào lại lừa dối chúng sinh.Thế nên lời của Thế Tôn nói hoàn toàn không có hư dối.

Trong thế gian có vô số uế độ vì có vô số chúng sinh tạo nghiệp sinh tử luân hồi mà cõi Ta-bà là một trong số đó. Do đó vô số Tịnh độ xuất hiện vì hạnh nguyện chư Phật trong 10 phương 3 đời vẫn luôn bao trùm khắp không gian, thời gian mà Tịnh độ của Phật A-di-đà là một. Lời đại nguyện thâm sâu được phát ra từ lòng bi mẫn của vị Pháp Tạng Tỳ-kheo khi còn ở nhân địa tu hành Phật quả được đức Phật nói rõ trong phần 2 của kinh Vô Lượng Thọ: “Nhân duyên Ngài Tỳ-kheo Pháp Tạng phát 48 đại nguyện trước đấng Thế Tôn và nhờ công đức tu tập thù thắng, đức hạnh thâm mật, Ngài thành tựu Pháp thân hiệu A-di-đà, thể hiện cảnh giới như tâm nguyện và ngự trị cõi nước tên là Cực Lạc ở phương Tây.”

Cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà có vô lượng Bồ-tát, Thanh văn.Trong đó, đức Quán Thế Âm và đức Đại Thế Chí là bậc Bồ-tát thượng thủ, trợ giúp đức Phật giáo hóa chúng sinh. Tâm nguyện của các Ngài rộng lớn không gì sánh bằng, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thích-ca dạy trong phần quán tưởng về đức Quán Thế Âm: “Quán Thế Âm Bồ-tát ấy chỉ nghe danh hiệu còn được phước vô lượng huống là quán kỹ.” Chúng sinh chỉ cần nghe tên Bồ-tát thôi phước đức đã không thể nghĩ bàn.Vì sao?Vì công đức của chư Bồ-tát, Thanh văn ở cõi Tịnh độ là vô lượng, công đức ấy không khác gì công đức của Phật A-di-đà.

Định luật này bao trùm khắp vũ trụ vạn hữu.Người tu Tịnh độ nếu xa lìa nhân quả mười phần công đức không được một.Thế nên nhân nào quả đó, niệm Phật, quán tưởng cõi Phật là nhân, vãng sinh Tịnh độ thành Phật là quả.Nhân quả tuy muôn trùng nhưng tóm gọn trong câu “Thiện nhân thiện quả, ác nhân ác quả”.

Đức Thế Tôn đã dạy “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đó là lời thọ ký, lời xác quyết đầy tuệ giác của đức Thích-ca Mâu-ni. Chúng ta thường nghe “Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng”, tánh rỗng lặng chính là Phật tánh, là Chân tâm thường trú, là Diệu giác tánh, là Bản lai diện mục cũng chính là Phật A-di-đà trong mỗi chúng sinh. Phật đã thành vì Ngài nhận ra được bản tâm thanh tịnh đoạn trừ phiền não chướng, sở tri chướng, tự độ, độ tha, nên viên thành Vô thượng chánh giác.Chúng sinh vì lấy ba độc tham, sân, si làm cam lồ nên trôi lăn trong ưu bi, khổ não. Nay nương nguyện lực Phật, nương tha lực Phật, tin tự lực chính mình nỗ lực tiến tu, gieo tịnh nhân, trồng tịnh nghiệp, niệm hồng danh Phật, thiết tha cầu nguyện vãng sinh lo gì không thành Phật.

Nguyện chính là động lực thúc đẩy người niệm Phật tinh cần ngày đêm không thoái chuyển vì mục tiêu cứu cánh vãng sinh Tịnh độ, thành tựu Phật quả vì lợi lạc cho chúng hữu tình. Nếu nguyện không tha thiết, tâm Bồ-đề dễ bị lay chuyển, nhờ có nguyện mới giữ được đạo tâm, trau dồi đạo lực, viên thành đạo quả. Cũng như người cưỡi ngựa nắm vững dây cương, khéo léo điều phục làm chủ trên lưng ngựa mà không bị té ngã.

Vô tận kho trừ khử đói nghèo

Dược phương chữa bệnh cheo leo

Bóng cây che mát nhóc nheo hữu tình.”

Vào buổi sáng trước khi bước xuống giường, hoặc trước thời công phu sáng, người niệm Phật nên ngồi ngay ngắn, chắp tay thành kính hướng về bàn Phật hoặc hướng tây khởi lên động lực làm sống dậy Bồ-đề tâm nguyện theo phương pháp 6 nhân 1 quả:

Trước khi ngủ hoặc sau các thời công phu tụng kinh niệm Phật nên đọc bài kệ:

Con xin nguyện quay về nương tựa Phật

Con xin nguyện quay về nương tựa Pháp

Con xin nguyện quay về nương tựa Tăng

Con xin nguyện quay về nương tựa chư Phật, chư Thánh chúng cõi Tây phương Cực Lạc.

Từ ngày hôm nay cho đến ngày giải thoát,

Với công đức có được,

Nhờ bố thí, trì giới, tụng kinh, niệm Phật…

Và các hạnh lành khác,

Con xin nguyện hồi hướng về cõi Tây phương Cực Lạc,

Nguyện con sớm thành tựu Phật quả,

Vì lợi ích cho chúng hữu tình.

Nếu “Tín” là sự xác quyết con đường đi hoàn toàn chân thật, “Nguyện” là động lực để tiến hành thì “Hạnh” chính là bắt đầu sự khởi hành.

Đối với người tu Tịnh độ tư lương “Hạnh” chính là sự gia công tinh tấn hành trì liên tục không gián đoạn. Phương pháp tu tập pháp môn Tịnh độ đã được đức Phật Thích-ca Mâu-ni dạy rất rõ trong bản kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng ThọVãng Sinh luận do Bồ-tát Thế Thân trước thuật. Nay chỉ khái lược qua những điểm chính yếu sau:

Đây là cách thức tu tập dành cho tất cả mọi căn cơ. Người hành trì những pháp này sẽ tạo nhân Tịnh độ để quyết định vãng sinh trong tương lai và dự vào phần hạ phẩm đến trung phẩm tùy theo khả năng hành trì.

Quay về nương tựa Pháp

Quay về nương tựa Tăng

Quay về nương tựa Phật và Thánh chúng cõi Cực Lạc

Không sát sinh

Không trộm cắp

Không tà dâm

Không nói dối

Không sử dụng ma túy và các chất gây say

Dùng niềm tin chân chính thiết tha chuyên niệm hồng danh “Nam mô A-di-đà Phật.”

Dưới đây là một số phương pháp hành trì thông dụng thích hợp với tất cả căn cơ trình độ.Thực hành miên mật sẽ đem đến kết quả không thể nghĩ bàn. Nương vào công đức niệm Phật của tự thân và tha lực của chư Phật, hành giả chắc chắn được an lạc trong hiện đời, lúc lâm chung thân ngồi trên sen báu được chư Phật, Thánh chúng tiếp dẫn vãng sinh Tịnh độ.

Những người tâm khó tập trung nên dùng tràng hạt để cột tâm vào câu niệm Phật.Phương pháp này thông dụng cho mọi độ tuổi, trong mọi hoàn cảnh.Có thể dùng chuỗi 18 hạt cho đến 108 hạt.Mỗi một hạt niệm một câu Phật hiệu.Người có thời gian cố định mỗi khi niệm hết một tràng rồi dùng một hạt đậu hoặc ngô (bắp) để ghi số lượng. Tay lần chuỗi, miệng niệm danh hiệu Phật rõ ràng, khoan thai, tâm nhớ nghĩ. Niệm liên tục, lâu ngày tâm sẽ được an định, tạp loạn nếu khởi lên sẽ bị câu Phật hiệu ngăn lại và tan biến.

Người tâm dễ bị buồn ngủ có thể kết hợp niệm Phật lớn tiếng theo âm điệu. Nhờ âm thanh có thể đưa câu niệm Phật dễ dàng đi vào trong tâm. Với cách này, miệng niệm lớn (như đang hát một bản nhạc theo giai điệu yêu thích) tai lắng nghe âm thanh của tiếng niệm Phật, tâm sẽ được thoải mái, phấn chấn, xoa dịu cơn buồn ngủ, thư giản tinh thần, giảm thiểu sự bực tức, chán nản do áp lực công việc, học tập đem lại. Đây cũng là cách thư giản bổ ích, không tốn kém, đồng thời gieo được chánh nhân vãng sinh cõi Tịnh độ.

Người thường làm công việc văn phòng, giao tiếp, di chuyển nhiều trên các loại phương tiện, hoặc gia đình chưa hiểu đạo, không có không gian niệm Phật riêng có thể áp dụng niệm Phật mặc niệm. Cách này miệng tuy không niệm ra tiếng, nhưng tâm lúc nào cũng rõ ràng, đi, đứng, nằm ngồi đều nhớ danh hiệu Phật. Trong các thời, dù niệm nhiều hay ít cũng đều hồi hướng cầu vãng sinh Tịnh độ.

Cách này áp dụng trong trường hợp niệm Phật tập thể. Phương tiện cần có gồm: một mõ, một khánh, một người đánh khánh, một người niệm Phật có chất giọng khỏe, rõ ràng, đồng thời giữ nhịp mõ làm trường canh.

Cách niệm: hai nhịp khánh đi kèm hai chữ “Nam mô”, một nhịp mõ đi kèm một chữ “A”, cũng thế áp dụng cho chữ “Di Đà” và chữ “Phật”. Người chủ xướng niệm ba câu liên tiếp, sau khi dứt đại chúng đồng niệm tiếp ba câu giống như trên. Theo cách này, đại chúng nương theo người chủ xướng, nhịp khánh và mõ, miệng niệm to, rành rẽ, tai lắng nghe, tâm an trụ trong câu Phật hiệu.

Cách này áp dụng cho người không thể ngồi lâu, nếu kết hợp với niệm Phật đại chúng sẽ tạo nên không gian niệm Phật hoàn hảo.

Sống gương mẫu, vâng lời, kính thờ, lo lắng chăm sóc sức khỏe và hướng dẫn cha mẹ quy hướng Tam bảo, niệm hồng danh Phật.

Cha mẹ qua đời siêng tu phước lành hồi hướng cho cha mẹ.

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, đức Phật Thích-ca đã dạy cho Long Vương rằng: “Mười thiện nghiệp này có công năng làm cho các pháp như Thập lực, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng, tất cả các pháp mà Phật đã chứng, thảy đều được viên mãn. Vì vậy nên các người cần phải tu học thập thiện. Này Long Vương! Ví như tất cả thành ấp xóm làm đều y vào đại địa mà an trú, tất cả cỏ cây rừng rú đều y vào đại địa mà sinh trưởng, thì mười điều thiện này cũng lại như vậy. Tất cả thiên nhơn đều y vào “đại địa” thập thiện mà thành lập, tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và tất cả Phật pháp cũng đều y vào “đại địa” thập thiện mà thành tựu được các hạnh Bồ-đề.” Những gì là mười:

Thân có 3 việc: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục (nếu tại gia thì không tà dâm).

Miệng có 4 việc: không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời ác độc gây chia rẽ, không nói lời thêu dệt mê hoặc lòng người.

Tất cả những hạnh lành trên nên hồi hướng hết về Tây phương Cực Lạc nguyện được vãng sinh, thành ngôi Chánh giác.

Đây là cách thức tu tập dành cho các hạng có căn trí thông lợi.Thực hành nhân tịnh này trong khoảnh khắc hành giả sẽ gặp Phật, thể nhập cảnh giới Tịnh độ ngay hiện tiền và quả vị vãng sinh Tịnh độ chắc chắn ở ngôi Thượng phẩm.

Ngoài việc thực hành thuần thục phương pháp phổ quát, người niệm Phật cần nên tiến sâu vào cảnh giới Tịnh độ bằng phương pháp “Chỉ và Quán” căn cứ vào kinh Quán Vô Lượng ThọVãng Sinh Tịnh độ luận giảng yếu do Bồ-tát Thế Thân trước tác, Ngài Thái Hư đại sư giảng. Phương pháp thực hiện bao gồm:

Tán thán tức là ca ngợi công đức của chư Phật.Cách đơn giản nhất là xưng tán danh hiệu Phật.Vì Phật A-di-đà bao gồm đầy đủ ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng và công đức vô lượng.Dùng lối xưng tán này để ghi nhớ y báo và chánh báo của Phật cũng chính là sự trang nghiêm nơi cõi Tịnh độ.Điều này thật sự cần thiết vì đây là nhân để sau khi sinh về Cực Lạc được vào trong Thánh chúng tham dự pháp hội.Vãng sinh Tịnh độ luận giảng yếu chép: “Có người sinh về Cực Lạc mà không được vào hội chúng là do nghi tâm niệm Phật, tuy sinh về Cực Lạc, song phải chịu 500 đại kiếp không có thể vào đại hội chúng nghe giảng Phật pháp.”

Dựa trên bài kệ sau, hành giả thân tướng trang nghiêm, chấp tay cung kính, miệng xưng tán lời này:

Sắc thân Như Lai đẹp

Thế gian không ai bằng

Chẳng sánh, chẳng nghĩ bàn

Nên nay con đảnh lễ

Tướng Phật đẹp vô cùng

Trí tuệ Phật cũng thế

Tất cả Pháp thường trụ

Vì thế con quy y

Trí lớn nguyện lực lớn

Độ khắp cả quần sinh

Khiến bỏ thân nóng khổ

Sinh kia nước mát vui

Con nay sạch ba nghiệp

Quy y và lễ tán

Nguyện con cùng chúng sinh

Đồng sinh về Tịnh Độ.

Úm phạ nhật la vật (3 lần)

Đem thân, miệng, ý thanh tịnh năm vóc sát đất (trán, 2 tay và 2 chân) cung kính đảnh lễ chư Phật, Bồ-tát và Thánh chúng nơi cõi Cực Lạc. Khi trán vừa chạm đất liền nghĩ mặt đất hóa thành cõi Tịnh với bảy báu trang nghiêm ngay đó tâm người lễ Phật đã nhập vào cảnh giới Cực Lạc.

Sử dụng 9 lạy quy mạng cõi Cực Lạc

§ Nhất tâm quy mạng lễ, A-di-đà Như Lai, Thân diệu pháp thanh tịnh, Thường tịch quang Tịnh độ, khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, A-di-đà Như Lai, Thân tướng hải vi trần, Thật báo trang nghiêm độ, khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, A-di-đà Như Lai, Thân trang nghiêm giải thoát, Phương tiện Thánh cư độ, khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, A-di-đà Như Lai, Thân căn giới Đại thừa, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, A-di-đà Như Lai, Thân hóa đến mười phương, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, Ba kinh Giáo, Hành, Lý, tuyên dương cả ý chính, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới Tôn Pháp. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, Bồ-tát Quán Thế Âm, Thân tử kim muôn ức, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới Bồ-tát. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, Bồ-tát Đại Thế Chí, Thân trí sáng vô biên, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới Bồ-tát. (1 lễ).

§ Nhất tâm quy mạng lễ, Thánh chúng như biển lớn, thân hai nghiêm phước trí, cõi An lạc phương Tây, khắp Pháp giới Thánh chúng (1 lễ).

§ Nay con vì bốn ân, ba cõi cùng chúng sinh trong ba cõi, nguyện dứt trừ ba chướng, nên quy mạng sám hối. (1 lễ)

Tâm ý chúng sinh phần nhiều dao động theonhững âm thanh, hình sắc bên ngoài khởi lên phiền não, tham chấp. Nay dùng hồng danh “Nam mô A-di-đà Phật” cột tâm tán loạn, đưa tâm về một chỗ dừng hẳn các tạp niệm.Trong khoảng sát-na chuyên tâm buộc niệm không để tán thất đó là nhất tâm cũng gọi là “Chỉ”.Vãng sinh Tịnh độ luận giảng yếu chép: “Một lòng chuyên niệm gọi là hành Chỉ, do Chỉ làm ngưng dứt tán loạn tạp tâm được liền tịch mịch. Nên Cổ đức nói: Biết dừng rồi sau mới định, định rồi sau mới tịnh.” Do đắc được “Chỉ” nên vào chánh định gọi là tam muội liền vào được cõi an lạc của Phật A-di-đà.

Sử dụng phương pháp trì danh niệm Phật để đi vào “Chỉ”. Nghĩa là miệng niệm, tai lắng nghe và ý nhớ nghĩ danh hiệu Phật một cách rõ ràng.

Danh hiệu Phật, tiếng Phạn là Amitabha, dịch âm là A-di-đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức nhưng chủ yếu là Vô Lượng Thọ, nên hầu hết các kinh đều dịch Vô Lượng Thọ. Vậy “Nam mo Amitabha Buddha” hay “Nam mô A-di-đà Phật” có nghĩa là:

Đây là từ nơi “Chỉ” khởi sinh “Quán”. Pháp “Quán” lại nương vào kinh Quán Vô Lượng Thọ thiết lập còn gọi là “Quán tưởng niệm Phật” nghĩa là căn cứ trên y báo, chánh báo nơi cõi Tịnh độ quán tưởng đến thuần thục thì nhắm mắt, mở mắt, đi, đứng, nằm, ngồi đều ở nơi cảnh Cực Lạc. Nhờ pháp quán này người tu Tịnh độ có thể chuyển cảnh Ta-bà uế trược thành cảnh an lạc trang nghiêm. Trong giờ phút hiện tại đã thọ dụng được “Thật báo trang nghiêm độ”, vị lai lo gì không đắc quả Vô thượng Bồ-đề.

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ chia ra làm 16 phép quán tương ứng với 16 giai đoạn dựa trên công đức trang nghiêm thù thắng của y và chánh báo. Kinh dạy rằng: “Người muốn tưởng nước nên biết Cực Lạc thế giới có ao nước bát công đức. Mỗi mỗi ao nước bảy báu làm thành.Báu ấy nhu nhuyến từ như ý châu vương sinh, chia làm mười bốn chi, mỗi mỗi chi làm sắc đẹp bảy báu. Hoàng kim làm lòng ao. Dưới lòng ao có kim cương nhiều màu làm cát tráng đáy. Trong nước mỗi mỗi ao báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần. Nước ma-ni chảy rót trong khoảng lá, theo thân cây sen mà lên xuống, phát ra âm thanh vi diệu diễn nói Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, các Ba-la-mật, còn có tiếng tán thán tướng hảo của chư Phật. Như ý châu vương phóng ra ánh sáng vi diệu màu hoàng kim. Ánh sáng ấy hóa ra các giống chim màu trăm báu, hòa hót êm nhã, thường tán thán niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.Đây là tưởng nước bát công đức gọi là pháp quán thứ năm.”

Phần thứ năm này chính là phần hồi hướng.Việc hồi hướng công đức tán thán, lễ bái, chuyên niệm hồng danh và quán tưởng về cõi Tịnh độ đó là Sự hồi hướng, còn Lý hồi hướng chính là công hạnh độ tha của chư Bồ-tát.

Lòng từ bi của chư Bồ-tát là luôn hướng về chúng sinh phục vụ không biết mệt nhọc, không ngằn mé, hạn lượng. Nơi nào Phật pháp cần Bồ-tát đến, nơi nào chúng sinh cần Bồ-tát đi, không kể gian lao, không từ khó nhọc. Đây chính là diệu dụng của chư Bồ-tát tại thế gian.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phước, Trí vô cùng thệ nguyện tu

Như Lai vô số thệ phụng sự

Hành giả sau khi đã từng bước thực hành “Chỉ”“Quán” thuần thục rồi thì bất cứ lúc nào cũng có thể song hành mà không cần phải theo thứ tự vì trong “Chỉ” có “Quán” và ngược lại. Nhờ sự hợp nhất này mà trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh hành giả niệm Phật đều không xa rời câu Phật hiệu và cảnh giới Tây phương Cực Lạc.Ngay tại nơi thân phàm phu này mà tâm có thể nghe Phật thuyết pháp, cùng chư Bồ-tát, Thanh văn vô ngại thảnh thơi, tùy duyên hóa độ vô lượng chúng sinh.

Trong thời khóa công phu, hành giả trước hết nên buông lơi toàn thân, dùng hơi thở để điều hòa khí huyết. Khi tư thế đã vững vàng, thư thái hành giả bắt đầu quán tưởng Tây phương Tam Thánh (Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí) cùng lúc xuất hiện trước mặt vây quanh là chư Thánh chúng.

Sự nỗ lực của tự thân chính là gốc của giải thoát.Nếu ta không tự nỗ lực tiến tu lại giao phó hết cho tha lực của chư Phật thì đó là một sự nhầm lẫn lớn.Có câu “Cảm ứng đạo giao nan tư nghì” nghĩa là sự giao thoa từ trường tâm linh giữa Phật và chúng sinh là không thể nghĩ bàn cũng ví như tần sóng vô tuyến điện. Nếu chúng ta không mở radio thì dù sóng vô tuyến điện có mạnh đến đâu đi nữa cũng không thể phát kênh chuyển đài.

Kiến Thức Y Khoa

Xin chào các bạn, tôi là người sở hữu website Kiến Thức Y Khoa. Tôi sử dụng content AI và đã chỉnh sửa đề phù hợp với người đọc nhằm cung cấp thông tin lên website https://kienthucykhoa.edu.vn/.

Related Articles

Back to top button